Lực trùm forum

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Lực trùm forum

Sống là cháy hết mình - Future in your hand


    Vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh

    Admin
    Admin
    Adminstrator
    Adminstrator


    Tổng số bài gửi : 65
    Age : 38
    Đến từ : Đa Cấp Việt
    Registration date : 27/02/2009

    Vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh Empty Vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh

    Bài gửi  Admin Tue Mar 17, 2009 6:52 pm

    Vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh 250px-10

    Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh

    Năm Ất Mão (1075), Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) cho mở khoa thi tam trường để chọn người tài làm quan. Đây là khoa thi đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn mười người. Người đỗ thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Đây chính là vị tiến sĩ đầu tiên ở nước Việt Nam. Vị thủ khoa này ngày sau làm đến chức Thái sư - một chức quan to vào bậc nhất trong triều.

    Nhưng ai có thể ngờ rằng, vị Tiến sĩ – Thái sư này hơn hai chục năm sau bị mắc tội "mưu làm phản", suýt nữa bị chém. Sau đó bị nhốt vào cũi, đi đày ở miền sơn cước.

    Các sách chính sử thời đó và nhiều triều đại sau đều chép chính thức sự kiện này và cho rằng Lê Văn Thịnh mắc tội phản nghịch là có thực, lẽ ra phải khép vào tội chết. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên (thi đậu Tiến sĩ vào năm Nhâm Tuất – 1442, đời vua Lê Thái Tông), cũng có lời bàn: "Người làm tôi định cướp ngôi giết vua mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng Phật giáo". (sách "Đại Việt sử ký toàn thư")

    Lý Tế Xuyên, tác giả "Việt điện u linh" cũng than thở: "Lê Văn Thịnh tội nên xử trảm vua lại tha mà chỉ phạt lưu, chính hình như thế thật là lầm lỗi"

    Vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh được các nhà chép sử ghi lại như sau:
    "Tháng 3 năm Bính Tý (1096), nhân dịp ngày xuân, vua Lý Nhân Tông ngự ra hò Dâm Đàm (Hồ Tây), đi một chiếc thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng giáo chém. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt đi, nói rằng: "Nguy lắm rồi!". Người đánh cá tên là Mục Thận quăng cái lưới trùm lên trên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Văn Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết chết, đày lên trại đầu ở sông Thao. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tài vật, lại cho đất Tây Hồ làm thực ấp. Trước đây, Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (Vân Nam) có phép thuật kỳ dị, cho nên làm ra như thế để định cướp ngôi giết vua." (Sách "Đại Việt sử ký toàn thư")

    Sách "Việt điện u linh" lại giải thích thêm: "Quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một tên gia nô người Đại Lý (Vân Nam) có thuật lạ: đọc thần chú xong biến thành hổ báo. Văn Thịnh cố dỗ để dạy mình thuật ấy, học được thuật rồi, liền lập mưu giết chết tên gia nô và dùng thuật hại vua để cướp ngôi."

    Sau khi "quăng lưới chụp vào thuyền kia, bắt được hổ và nhận ra là Lê Văn Thịnh! Nhà vua cả giận, sai lấy dây sắt xích lại, bỏ vào cũi, rồi đày lên miền Thao Giang (nay thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Vua khen Mục Công (Mục Thận) đã có công cứu vua, cất làm Đô uý và sau thăng tới Phụ quốc tướng quân. Khi mất, tặng chức Thái uý. Vua sai dựng đền tạc tượng thờ" (Sách "Đại Việt u linh")

    Các sách khác như "Việt sử lược", "Cương mục"… đều chép tương tự như vậy. Lý do nào để xảy ra vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh âm mưu phản nghịch định giết vua, cướp ngôi?

    Nhiều nhà nghiên cứu sau này cho rằng câu chuyện Lê Văn Thịnh đầy tính chất hoang đường, tại sao vị tể tướng thong thái này lại có phép thần thông để đổi trời trong sáng thành sương mù, biến người thành cọp?

    Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho vụ án Lê Văn Thịnh chỉ là một sự hiểu lầm đáng tiếc và giải thích như sau: "Chuyện trên đây tiêu biểu cho sự mê tín có ảnh hưởng lớn đến chính trị ở triều Lý. Sử còn cho biết nhiều chuyện nói rằng vua Nhân Tông, cũng như các vua đời Lý sau, rất tin ảo thuật và dễ cảm xúc. Cho nên, chỉ vì một việc xảy ra thất thường, mà Văn Thịnh suýt bị chết. Về thời tiết lúc đó, một trận mù thình lình tới bên hồ là một sự thường gặp. Nhưng với tâm thần hay bị xúc cảm của vua Lý khi thấy trời tối mà mình còn ở trên mặt nước, thì vua đâm ra hoảng hốt. Có lẽ Lê Văn Thịnh cũng vì thấy trời tối mà vội vã sai chèo thuyền gấp tới để hộ vua về. Ngồi trên thuyền bị tròng trành không vững, Văn Thịnh phải ngồi khom mình, tay chống vào thuyền cho vững. Hình dáng trông như con hổ. Một mặt khác, có lẽ Văn Thịnh cũng tin vào các thuật và có tiếng sẵn là đã học được phép hoá hổ. Cho nên, kẻ trông thấy con hổ trong thuyền lại càng nghi cho ý muốn hại vua"

    Người ta đặt vấn đề nghi vấn có thể có hay không, câu chuyện Lê Văn Thịnh là một sự hiểu lầm hay chỉ là một mưu mô loại bỏ công thần của vua Lý, một hành vi thường có của các vua chúa triều đại phong kiến?

    Lần trang sử cũ, ta thấy có nhiều bản án "huyễn hoặc" tương tự, không biết bao nhiêu nhân tài quốc gia bị triều đình phong kiến huỷ diệt. Bản thân chế độ vua chúa vì muốn giữ độc quyền thống trị thường thay thù địch và hoảng sợ trước tài năng. Tầng lớp phong kiến chỉ có thể lợi dụng những kẻ có tài trong thời gian nhất định mà không tận dụng được tài năng đó. Trong các triều đại phong kiến lịch sử cổ kim thế giới, những đại công thần bị lưu đày, tàn sát như Lê Văn Thịnh không hiếm. Hàm Tín, trước khi bị Hán Cao Tổ và Lưu Bang giết ở Vị vương cung, đã biết rằng kẻ dùng mình sẽ không tha mình khi đế nghiệp hoàn thành, nên từng than thở: "Giảo thỏ chết, chó săn bị thịt, chim hết, cung bị xếp xó"

    Đại thi hào Nguyễn Du không phải ngẫu nhiên khi mở đầu Truyện Kiều, ông đã than thở:

    "Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"



    Và khi sắp kết thúc tác phẩm, ông lại thở than:

    "Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ tai một vần"

    Nguyễn Du đã nhìn thấy những "tai oan" của các nhân tài trong xã hội phong kiến, nhưng ông đã kín đáo đổ thừa cho số mệnh. Dưới chế độ phong kiến, một khi "tài" đó vượt lên "tài" của quân vương là có khi gặp nạn, nếu "sáng hơn chúa" cí khi là gặp nạn.

    Trở lại vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh. Từ khi Lê Văn Thịnh thi đỗ thủ khoa và được bổ dụng làm quan, ông đã đem hết trí tuệ và tài năng của mình để phụng sự triều đình. Ngay sau khi đậu thủ khoa năm 1075, Lê Văn Thịnh được vào hầu vua học (thực chất là dạy vua). Bởi vì lúc này vua Lý Nhân Tông mới khoảng 10 tuổi. Lý Nhân Tông là con Thái hậu Ỷ Lan, lên ngôi vua năm 1072, mới có 7 tuổi, có quan Thái sư Lý Đạo Thành làm Phụ chính.

    Năm Giáp Tý (1084), Lê Văn Thịnh lúc này đã làm Thị lang Bộ binh được vua giao đến trại Vĩnh Bình để cùng với người Tống bàn việc cương giới. Trong việc hoạch định biên giới, nhà Tống trả cho nhà Lý 6 huyện và 3 động. Người Tống có thơ rằng:

    "Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên Kim"

    Nghĩa là:
    "Vì tham voi Giao Chỉ, bỏ mất vàng Quảng Nguyên"

    Việc hoạch định biên giới này, có công lao rất lớn của Lê Văn Thịnh qua những lần hội đàm với nhà Tống.

    Năm Ất Sửu (1085), Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư - chức quan đại thần to nhất trong triều. Đất nước lúc này đang trong thời kỳ thái bình, dân an, nước mạnh. Nhiều chùa tháp được xây dựng trong thời gian đó. Lê Văn Thịnh không những có công lớn trong lĩnh vực ngoại giao mà còn có nhiều đóng góp trong công việc xây dựng luật pháp thời Lý.

    Nhưng lịch sử thật trớ trêu, 11 năm sau (năm 1096), vị Thái sư này lại mắc phải trọng tội tày đình.

    Sau những thành công lớn lao của Lê Văn Thịnh cùng với tiếng tăm lẫy lừng mà ông đạt được, hẳn Lê Văn Thịnh đã trở thành một mối lo âu đối với vua quan bấy giờ. Vua thì sợ Lê Văn Thịnh ngày kia có thể làm nguy hại ngôi báu của mình; quan thi sợ Lê Văn Thịnh có biệt tài, có quyền uy to lớn có thể làm phương hại đến địa vị mà họ đang hưởng. Vì vậy đã dựng nên " sự kiện hồ Dâm Đàm" để loại trừ một đối thủ đáng ngại… Có lẽ vì thế mà họ đã dựa vào sự mê tín trong dân chúng, tạo nên câu chuyện phản nghịch để có cơ hội tẩy trừ một chông gai trước mắt?

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 5:10 pm